Tin tức

MẸO VỆ SINH CHO ĐÈN TRANG TRÍ LUÔN MỚI

-->

Bạn thích cách chiếc đèn pha lê của mình lấp lánh trong ánh sáng, nhưng có lẽ bạn không thích mạng nhện và bụi bẩn bám trên bề mặt đèn. Bạn trả tiền hàng tháng để ánh sáng lan tỏa trong ngôi nhà của mình, nhưng lại quên mất việc vệ sinh các thiết bị chiếu sáng. Đây chính là thao tác quan trọng giúp ánh sáng lan tỏa tốt hơn và đèn cũng đẹp hơn. 

Những ngày chuyển giao năm mới đang đến gần, việc vệ sinh và bảo trì thiết bị chiếu sáng như đèn trang trí là rất cần thiết. Vậy bạn đã làm mới những chiếc đèn của mình chưa? Đèn sạch sẽ bền hơn, đẹp hơn. Hãy cùng bắt đầu tìm các mẹo vệ sinh cho đèn trang trí thôi nào. 

1. Cần chuẩn bị gì để vệ sinh đèn?

Trước khi làm sạch bất kỳ thiết bị chiếu sáng nào, bạn cần đặt sự an toàn lên trên hết, vì nó liên quan đến việc tiếp cận với đèn. Đối với những vật được treo trên cao, cách tốt nhất để đến gần nó là chuẩn bị một chiếc ghế gỗ cao hoặc cầu thang chắc chắn với chiều cao điều chỉnh được như ý để chạm vào đèn. 

Tiếp theo là một số vật dụng để vệ sinh đèn trang trí mà bạn có thể tìm thấy ngay tại nhà:

  • Vải không xơ
  • Nước (đặt trong bình xịt)
  • Nước rửa bát được pha loãng
  • Nước đánh bóng inox, kim loại chuyên dụng
  • Tua vít, găng tay vải (nếu có)

Và đấy là những gì bạn cần chuẩn bị cho quá trình vệ sinh đèn trang trí nhà mình. Giờ đến từng bước thực hiện thôi nào.

2. Quy trình vệ sinh đèn trang trí 

Quy trình vệ sinh đèn đơn giản hay phức tạp đều dựa vào mẫu mã của từng loại mà bạn sử dụng. Tuy nhiên chúng đều được vệ sinh dựa trên một quy trình chuẩn như sau.

2.1. Tắt nguồn điện

Điều này có vẻ cơ bản, nhưng nó rất quan trọng. Vì sự an toàn của bạn và để bảo vệ các thiết bị, hãy đảm bảo rằng không có nguồn điện nào có thể chạy đến chúng. Tùy vào mẫu mã mà bạn có thể tắt chúng bằng công tắc, hoặc cũng có thể tắt nguồn ở cầu dao với đèn treo. 

2.2. Tháo bóng đèn

Nếu đèn trang trí nhà bạn có thể tháo rời từng bóng đèn, hãy cẩn thận tháo nó ra. Chuẩn bị một không gian đủ rộng, an toàn và có thêm một chiếc khăn mềm để giữ cho bề mặt không bị trầy xước. Đối với đèn trần và đèn thả, bạn cũng nên sắp xếp những chiếc khăn này xung quanh khu vực mình vệ sinh đèn. Điều này làm hạn chế rủi ro nếu có bất kỳ đồ vật nào rơi . xuống. 

2.3. Làm sạch bề mặt đèn

Sau khi tháo bóng đèn, chúng ta tiến hành làm sạch chúng bằng những vật dụng phù hợp cho từng loại chất liệu. Nếu có hướng dẫn của nhà sản xuất, hãy thực hiện theo những gì họ đã ghi chú ở đấy. Ngược lại, đây chính là hướng dẫn cơ bản dành cho bạn.

2.3.1. Thủy tinh và sứ

Thủy tinh opal, thủy tinh khắc và thủy tinh thổi là những loại thủy tinh dễ làm sạch nhất. Để làm sạch bụi thông thường, chỉ cần lau sạch bằng vải không xơ. Đối với những không gian có điều kiện ẩm ướt hoặc nhiều dầu mỡ (phòng tắm, nhà bếp), khăn ẩm sẽ hoạt động tốt, nhưng nhớ lâu khô hoàn toàn thiết bị cố định để tránh các vết nước.

Đối với những mảng màu có thể tẩy được, bạn có thể rửa bằng nước ấm cùng nước rửa bát được pha loãng (nhưng cẩn thận vì trơn tay!). Nếu bạn dùng sơn để vẽ lên bề mặt thủy tinh thì tránh dùng hơi ẩm để làm sạch.

2.3.2. Pha lê

Đây có thể là một vật liệu phức tạp. Cẩn thận chính là chìa khóa để giữ cho các mặt của pha lê luôn sắc nét và lấp lánh. Để làm sạch sâu hơn, hãy tìm chất tẩy rửa đèn chùm pha lê chuyên dụng có thể tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng đồ kim khí nào. Nếu không có, bạn có thể sử dụng nước rửa bát pha loãng cùng nước ấm để vệ sinh như chất liệu thủy tinh. 

2.3.3. Kim loại

Lau các vỏ đèn bằng kim loại với vải sạch, không xơ. Chất tẩy rửa chuyên dụng cho kim loại có thể loại bỏ các vết ố cứng đầu hoặc bất kỳ cặn nhờn nào để tăng độ sáng bóng lên cao hơn.

2.3.4. Vải và giấy

Bạn sẽ thấy chất liệu này thường được sử dụng nhiều nhất cho mẫu đèn được đặt cố định như đèn bàn, đèn tường. Và đây là bộ phận nên được làm sạch thường xuyên nhất, vì nó dễ bị hư hại do tích tụ bụi. Để vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt này, bạn sử dụng khăn ẩm và đừng quên lau lại bằng khăn khô.

2.3.6. Acrylic và nhựa

Giống như thủy tinh, acrylic và nhựa rất dễ chăm sóc. Lau bề mặt bằng vải không xơ và vải hơi ẩm để loại bỏ các vết ố cứng đầu. Không giống như thủy tinh, tránh rửa hoàn toàn các màu acrylic, vì chúng sẽ có xu hướng thấm nước dễ dàng hơn nhiều.

3. Làm sạch hoặc thay thế bóng đèn

Không cần thiết phải vứt bỏ bất cứ thứ gì trong mỗi lần vệ sinh. Nhưng nếu bạn phát hiện bất kỳ bóng đèn nào trông hơi mờ trong quá trình sử dụng thì có thể tuổi thọ của chúng sắp hết. Lúc này việc thay bóng đèn kịp thời sẽ giúp ánh sáng được tỏa ra tốt hơn, tiết kiệm thời gian công sức thay thế sau này và bạn cũng không có cảm giác khó chịu khi sử dụng.

4. Lắp ráp lại

Nếu cần, bạn hãy ghi chú hoặc chụp ảnh về thứ tự mà bộ đèn được tách rời trước khi vệ sinh. Điều này giúp bạn không bỏ sót một chi tiết nào khi lắp lại bộ đèn đã được làm sạch kỹ càng. 

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về vệ sinh đèn để bạn thực hiện tại nhà. Mặc dù không cần phải thực hiện hàng tuần, nhưng làm sạch hay đánh bóng đèn có thể đảm bảo đèn của bạn tỏa sáng nhất trong một thời gian dài. Tuy nhiên, bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của nhà sản xuất hoặc nơi mà bạn đã chọn mua thiết bị chiếu sáng nếu bộ đèn trang trí vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Do đó tìm chỗ mua đèn trang trí ở một địa chỉ uy tín, thương hiệu đáng tin cậy để nhận được nhiều hơn một bộ đèn nhé.